Lễ Vật Cúng Ông Táo 3 Miền Nam Bắc Trung [Chuẩn Nhất]

Symbols.vn chia sẽ bạn ✅ Lễ Vật Cúng Ông Táo 3 Miền Nam, Bắc, Trung Chuẩn Nhất giúp bạn chuẩn bị mâm cúng ông táo ở miền nam, miền trung, miền bắc đúng lễ.

Nguồn gốc Cúng ông Công ông Táo Việt Nam

Theo chuyên gia phong thủy Nhật Minh (CLB Phong thủy Thăng Long), có nhiều cách giải thích cho nguồn gốc của tập tục cúng ông Công ông Táo.

Trong hệ thống văn hóa tín ngưỡng của người Việt có rất nhiều vị thần linh, mỗi vị thần linh cai quản một lĩnh vực của cuộc sống. 

Do đời sống của người Việt cổ gắn mật thiết với cái bếp, tất cả mọi sinh hoạt đều xảy ra quanh bếp lửa nên vị thần bếp được coi trọng nhất, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân.

LỄ VẬT CÚNG ÔNG TÁO 3 MIỀN ĐẦY ĐỦ NHẤT
LỄ VẬT CÚNG ÔNG TÁO 3 MIỀN ĐẦY ĐỦ NHẤT

Sau đó, trong quá trình phát triển của nền văn hóa, phát triển thành tập tục cúng ông Công ông Táo. 

Nguồn gốc của lễ cúng ông Táo như thế được coi là dễ chấp nhận nhất trong các giả thiết.

Theo truyền thống, các gia đình thường làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp, có thể cúng trước vào ngày 22 tháng Chạp tùy điều kiện gia đình.

Việc làm mâm cỗ cúng là để tiễn ông Táo lên thiên đình bẩm báo tất cả các việc xảy ra trong năm của gia đình và cũng là người kết nối gia đình với các vị thần linh trên thiên đình, chuyển tải mong ước của gia chủ trong năm mới.

Bạn xem thêm:

Tại sao cúng cá Chép mà không phải loại cá KHÁC?

Nền văn minh của người Việt là phát triển lúa nước và con cá chép là một trong những sản vật sông nước được coi trọng.

Vì tôn trọng thần linh nên người dân dùng cá chép, là một trong những sản vật quý để cúng.

Thứ hai nữa là theo truyền thuyết, cá chép có khả năng hóa rồng, có thể bay lên trời, vì thế cho nên người dân cúng cá chép hy vọng con cá chép có thể hóa rồng đưa Táo quân lên trời. 

Có 3 cách cúng cá chép đó là cúng cá chép giấy, cá chép nấu/nướng, cúng cá chép sống rồi phóng sinh. 

Tục cúng cá chép giấy gắn với tục cúng vàng mã trong dân gian. Cúng cá chép bằng vật thực để nấu hoặc nướng, sau đó gia đình thụ hưởng. 

Với tục cúng cá chép phóng sinh, trong bản thể văn hóa của người Việt khi chưa có giao thoa với văn hóa Phật giáo thì không có tục phóng sinh, chuyên gia Nhật Minh cho biết.

Khác Biệt Lễ vật cúng ông Công, ông Táo 3 Miền: Bắc Trung Nam

Lễ vật cúng Táo quân gồm có: Hai mũ cánh chuồn dành cho các Táo ông, một mũ không có cánh chuồn dành cho Táo bà.

Tuy nhiên, ở mỗi miền lễ vật cũng khác nhau.

Cúng Ông Táo Miền Bắc

Ở miền Bắc thường cúng cá chép còn sống thả trong chậu nước với ngụ ý rằng “cá hóa long” – cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời.

Người dân thường làm lễ cúng ông Táo tương đối sớm, người dân sẽ bắt đầu cúng lễ từ 20 và muộn nhất là trưa ngày 23 tháng Chạp.

Bởi họ quan niệm rằng sau buổi trưa ngày 23 các Táo quân đã lên đường về thiên đình không còn ở trần gian nữa.

Trước lúc cúng bái, gia chủ sẽ quét dọn bàn thờ ông Táo và khu vực bếp nấu gia đình tươm tất, thay chân hương bằng tro mới.

Sau khi thắp nhang, khấn bái hoàn tất, gia chủ sẽ phóng sinh cá chép sống ra ao, hồ, sông gần nhà.

Cúng ông Táo ở miền Trung

Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ.

Người Trung bộ có tục lệ cúng ông Táo tương đối cầu kĩ. Thay vì cúng cá chép như miền Bắc, người dân ở đây thường cúng Táo quân bằng một con ngựa bằng giấy có đủ bộ yên, cương.

Một số vùng như Huế và Hội An có tục cúng tượng đất táo quân và dựng cây nêu sau ngày 23 tháng Chạp.

Lễ Cúng Ông Táo ở Miền Nam

Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

Tại miền Nam, người ta sẽ tiễn ông Táo vào buổi tối, từ 8h đến 11h đêm.

Người Sài Gòn cho rằng vào cuối ngày, sau khi cả gia đình đã dùng xong bữa tối, không còn nấu nướng và dùng đến bếp nữa thì mới được tiễn ông Táo lên đường gặp Ngọc Hoàng.

Mâm cúng ông Táo ngày 23 tháng chạp của người Nam bộ thường có hoa tươi, đĩa kẹo làm từ mè đen và đậu phộng, nhang, đèn cầy, 3 ly nước lọc và bộ vàng mã “cò bay, ngựa chạy” để hóa sau khi cúng để làm phương tiện cho Táo cưỡi về Trời.

Ngoài các lễ vật chính này, các gia đình thường làm thêm lễ mặn hoặc lễ cúng chay để tiễn Táo quân.

Lễ mặn với xôi, gà, các món nấu nấm, măng… Lễ chay với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…

Ngoài mâm cỗ cúng ông công ông táo đơn giản nhất bạn cần quan tâm:

Lễ vật cúng ông táo miền Nam

Theo phong tục, mâm cúng ông Táo người miền Nam gồm có các lễ vật cúng cơ bản dưới đây để cúng ông táo.

Mâm cỗ cúng ông táo miền nam

  • Thịt heo luộc.
  • Gà luộc hoặc quay.
  • Đĩa rau xào.
  • Hành muối.
  • Xôi gấc
  • Giò heo
  • Canh mọc.
  • Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,…

Ngoài ra, còn tùy theo điều kiện của từng gia đình mà gia chủ sẽ có sự chuẩn bị mâm cúng ông táo khác nhau.

Thời Gian Cúng Ông Công Ông Táo Người Nam Bộ

Người miền Nam Việt Nam có tục cúng ông táo vào 2 dịp trong năm đó là cúng tiễn ông Táo về chầu trời ngày 23 tháng Chạp âm lịch và cúng ông Táo ngày 7 tháng Giêng.

Tiễn ông Táo về trời ngày 23 tháng 12 âm lịch hằng năm

Lễ tiễn ông Táo về chầu trời là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm đối với người Nam bộ.

Họ quan niệm rằng đây là ngày đánh dấu thời điểm bắt đầu vào mùa Tết Nguyên Đán. Ngày xưa ông bà gọi là lễ tiễn Táo quân chầu trời. Thời nay, người dân thường gọi là Tết ông Táo.

Đón ông Táo về nhà ngày 7 tháng Giêng

Theo tín ngưỡng dân gian, ông Táo lên trời bẩm báo chuyện trần gian với Ngọc Hoàng từ ngày 23 tháng Chạp đến 30 tháng Chạp mỗi năm.

Vì vậy, cứ đến mùng 7 tháng Giêng, người ta lại chuẩn bị lễ đón Táo quân về nhà.

Bạn Tham Khảo Thêm Các Loại Văn Khấn Cúng Ông Táo:

Viết một bình luận