Bộ Emoji Trái Tim ❤️❤️❤️ Ký Hiệu Icon Trái Tim Các Loại Giúp Bạn Sử Dụng Cho Facebook, Zalo, Tik Tok, Word, Excel, Powerpoint…
MỤC LỤC NỘI DUNG
Ký hiệu icon trái tim
Bộ ký hiệu icon trái tim có 2 cách để bạn sử dụng icon hình trái tim này:
- Bạn copy emoji trái tim trực tiếp từ các mục dưới.
- Hoặc bộ ứng dụng biểu tượng trái tim nhấp vào sẽ tự copy cho bạn dưới đây
Emoji hình trái tim
Bạn bôi đen để copy sử dụng các emoji trái tim dưới đây:
- Hình Trái tim đang đập –💓💓💓💓💓💓💓
- Trái tim nứt hay vỡ– 💔💔💔💔💔💔
- Biểu tượng trái tim lóng lánh –💖💖💖💖💖
- Biểu Tượng Trái tim đang lớn dần –💗💗💗💗💗💗💗
- Symbol Trái tim đang yêu–💘💘💘💘💘💘
- Icon trái tim màu đen 🖤🖤🖤🖤🖤🖤
- Hình Trái tim xanh biển–💙💙💙💙💙💙💙
- Kí tự Trái tim xanh lá –💚💙💙💙💙💙💙
- Biểu Tượng Trái tim vàng–💛💛💛💛💛💛💛
- Icon Trái Tim Vỡ 💔💔💔💔💔💔
- Ký Hiệu Trái tim đỏ–❤️❤️❤️❤️❤️
- Emoji Trái tim tím –💜💜💜💜💜
- Ký Hiệu Trái tim thắt ruy băng –💝💝💝💝💝💝
Ý Nghĩa Hình Trái Tim
Trái tim được ghi dấu ở khắp mọi nơi trên thế giới: từ thiệp, đồ bông, đồ trang sức, quần áo, trên mây, trên bãi cát, trên cánh rừng, trong tranh vẽ đến thậm chí ở những nơi kỳ cục nhất như trên động vật, đồ lót hay…da người. Vậy bạn đã biết gì về biểu tượng của tình yêu này?
Từ xa xưa, người ta vẫn tin rằng trái tim là trung tâm của mọi cảm xúc. Vì vậy trao cho nhau trái tim là đồng nghĩa với sự hiến dâng một tình yêu trọn vẹn. Trải qua thời gian, đến nay, trái tim vẫn là biểu tượng của một tình yêu vĩnh hằng.
Hoa hồng đỏ được xem là hoa thánh dành riêng cho Thần Vệ Nữ – Nữ thần tình yêu. Màu đỏ tượng trưng cho một tình yêu mãnh liệt.
Truyền thuyết kể rằng: Nữ thần tình yêu Aphrodite được sinh ra cùng với một đoá hoa hồng màu trắng. Vì nữ thần đã lừa dối chồng mình, ngoại tình với Adonis nên chồng của nữ thần đã giết tình địch của mình.
Đau khổ trước cái chết của người tình, nữ thần đã vô tình đây gai của hoa đâm vào tay. Máu của Người đã làm hoa hồng trắng trở thành hoa hồng đỏ.
Từ đó, hoa hồng đỏ là biểu tượng của tình yêu. Và ngày nay, hoa hồng vẫn được người đời hiểu rằng đó là thông điệp “Anh Yêu Em” (Em Yêu Anh).
Chim bồ câu trở thành biểu tượng của tình yêu từ thời Tung cổ, bởi thời đó, người ta tin rằng loài chim này chỉ giao phối vào ngày thứ mười bốn của tháng hai (trùng vào ngày lễ thánh Valentine).
Nguồn Gốc Ký Hiệu Trái Tim
Bất kể thế nào, trong vài trăm năm sau, một vài sự việc đã xảy ra dẫn đến sự phổ biến của biểu tượng trái tim bùng nổ. Trớ trêu là mặc dù Nhà thờ đã đóng một vai trò lớn trong việc con người không nhận thức được trái tim thực sự của con người trông thế nào nhưng nó cũng đã đóng vai trò không thể thiếu trong việc lan toả biểu tượng trái tim.
Cụ thể ở đây là “Sacred Heart of Jesus” (tạm dịch: Trái tim Cực thánh) được cho là được một người nhìn thấy năm 1673. Vào ngày 27/12/1673, Margaret Mary Alacoque, một nữ tu Công giáo La Mã- Pháp thuộc dòng Thăm Viếng ở Paray-le-Monial, nước Pháp tuyên bố đã gặp Chúa Jesus.
Trong cuộc gặp này, Chúa được cho là đã bảo bà “dựa đầu trên trái tim của Chúa” và thông báo với thế giới tình yêu vĩnh cửu của Ngài. Truyền thuyết này cuối cùng đã dẫn đến sự hiến dâng của “Trái tim Cực thánh”, hay niềm tin rằng trái tim của Chúa đại diện cho tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại.
Xét về thể chất, Thánh tâm này rất giống với biểu tượng trái tim hiện đại, mặc dù nó được mô tả bao quanh bởi những gai nhọn và đôi khi rực cháy bởi lửa. Giáo hội Công giáo đã sử dụng biểu tượng này rộng rãi trong các thế kỷ tiếp theo, bắt đầu từ xuất hiện thường xuyên trong các cửa sổ kính màu và hình tượng nhà thờ khác.
Hình trái tim nở rộ khi những trao đổi tình yêu (Valentine) trở nên phổ biến trong thế kỷ 17 ở Anh. Đầu tiên là những ghi chú đơn giản, sau đó những người thời Victoria (gọi theo tên của Nữ hoàng Victoria (1837 – 1901) là đỉnh cao của Vương quốc Anh trong việc bành trướng và thống trị thế giới) đã làm cho truyền thống trở nên phức tạp hơn, áp dụng hình trái tim vào ruy băng và nơ.
Cuối cùng, mặc dù áp lực tôn giáo trên thế giới y tế suy yếu đi trong các thế kỷ sau đó và kiến thức giải phẫu cuối cùng lan toả sâu rộng, thì biểu tượng trái tim đã phát triển mạnh trong giới nghệ sĩ, thương mại.
Vào thế kỷ 19, biểu tượng trái tim được xem như là đại diện cho trái tim con người cũng như tình yêu. Cho đến nay, điều này vẫn không thay đổi dù người ta biết rõ rằng, biểu tượng trái tim không hề giống trái tim thật.
Xem Thêm Bộ ICON TRÁI TIM FACEBOOK